Thức ăn thủy sản thành phẩm phải được công bố tiêu chuẩn cơ sở
hoặc được công bố hợp chuẩn, hợp quy theo quy định của pháp luật hiện hành. Sản
phẩm trước khi xuất xưởng phải kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa ra thị trường
khi đạt chất lượng. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi hàng hóa phải có nhãn. Nội dung
và quy cách bao bì, đóng gói, nhãn mác phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hàng hóa sản xuất theo hợp đồng hoặc hàng rời thì phải có giấy chứng
nhận đủ tiêu chuẩn xuất xưởng kèm theo các thông tin về sản phẩm, ngày sản xuất
và hạn sử dụng.
Sản phẩm thức ăn thủy sản phải đáp ứng yêu cầu về hệ thống kiểm
soát chất lượng do cơ sơ sản xuất phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm tra chất
lượng phù hợp với điều kiện thực tế; khuyến khích áp dụng hệ thống thực hành sản
xuất tốt (GMP), tiêu chuẩn ISO và HACCP.
Người trực tiếp tham gia sản xuất phải có đủ sức khỏe theo
quy định của Bộ Y tế, những người mắc bệnh truyền nhiễm tuyệt đối không được
tham gia trong quá trình sản xuất thức ăn thủy sản. Trong quá trình sản xuất,
người trực tiếp sản xuất phải được trang bị quần áo, dụng cụ bảo hộ lao động;
được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh công nghiệp
trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Cùng đó, người làm việc trực tiếp tại cơ sở
phải được được hướng dẫn kiến thức về lây nhiễm và các mối nguy có liên quan đến
chất lượng vệ sinh an toàn thức ăn thủy sản.
>> Đối với thức ăn thủy sản, hiện nước ta đã có 4 tiêu
chuẩn quốc gia: TCVN 9964:2014: Thức ăn hỗn hợp cho tôm sú;TCVN 10300:2014: Thức
ăn hỗn hợp cho cá tra và cá rô phi; TCVN 10301:2014: Thức ăn hỗn hợp cho cá giò
và cá vược; TCVN 10325:2014: Thức ăn hỗn hợp cho tôm thẻ chân trắng.
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN
HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903543099-Ms Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét